Nghi vấn Trân_tần

Có một vấn đề từng tồn tại trong nghiên cứu hồ sơ cung đình thời Thanh, chính là liên hệ giữa Trân tần Hách Xá Lý thị cùng Thường phi Hách Xá Lý thị, vì có thể rằng hai người vốn là một người. Điều này được học giả nghiên cứu thời Thanh tên Từ Quảng Nguyên (徐广源) duy trì nhận định, ngoài cùng họ Hách Xá Lý thị, ông còn lấy ngày sinh của cả hai, tức cùng là "Ngày 15 tháng 11, giờ Tỵ" làm chứng cứ nhận định.

Theo sử thư thời trước ghi lại, Trân tần Hách Xá Lý thị, vào cung sơ phong Quý nhân, Đạo Quang năm thứ 5 tấn phong Trân tần, cùng năm tấn Trân phi, sang năm thứ 6 lại giáng vị Trân tần. Từ đó ký lục hoàn toàn không có, cũng không ghi lại việc nhập vào Hoàng lăng. Thường phi Hách Xá Lý thị, vào cung sơ phong Quý nhân, toàn bộ sự kiện thời Đạo Quang không hề được ghi lại, đến thời Hàm Phong rồi Đồng Trị mới ghi chép việc tôn phong và truy tặng.

Đối với "Trân tần" cùng "Thường phi", các học giả trước đây đều cho rằng cả hai là hai người khác nhau. Mặt khác, các học giả lại tranh luận vì điều gì mà Trân tần lại không được táng vào Hoàng lăng. Bọn họ cho rằng, từ năm Đạo Quang thứ 9, Trân tần đã không có ký lục, chắc hẳn đã qua đời. Mà dựa theo chế độ triều Thanh, sau khi chết không được tiến vào Hoàng lăng, tức là phạm đại tội. Có hai loại nguyên nhân: ly dị, như Phế hậu Tĩnh phi; thứ nữa là đột tử, như Trân phi của Thanh Đức Tông, bà ban đầu chỉ táng tạm ở Ân Tế trang, sau đó do ảnh hưởng của Cẩn phi mới được cải táng vào Sùng lăng.

Gần đây, học giả Từ Quảng Nguyên cùng Thiện Phổ (善浦) đã tiến hành nghiên cứu các bản chép tạp đương, xác định gia thế của Trân tần rằng "Mãn Châu Tương Lam kỳ, con gái Bố chính sứ Dung Hải, mẹ là Y Nhĩ Căn Giác La thị", hơn nữa còn tìm thấy ngày sinh cùng giờ sinh của Trân tần và Thường phi đều cùng với nhau không sai biệt. Tuy vậy, bản tạp đương là dựa vào bản gốc chép lại, nên phát sinh vấn đề, một sao ra rằng năm sinh của Trân tần và Thường phi là cùng năm Đạo Quang thứ 11, còn một lại phiên ra Trân tần sinh năm Đạo Quang thứ 11, còn Thường phi sinh năm Đạo Quang thứ 13, niên đại bất đồng.

Gần đây, có một công bố về một tài liệu tên Thuận Thiên hương Thí xỉ lục (顺天乡试齿录), ghi chép lại cuộc Thi hương thời đầu năm Đồng Trị, có ghi lại một thí sĩ tên Hách Xá Lý Thị Bỉnh Ngọc (赫舍里氏炳玉), là cháu của "Thọ Khang cung Thường tần", đây hẳn là cháu trai của Thường phi. Điều đáng nói là, tổ phụ của Bỉnh Ngọc tên Dung Hải, là Mãn Châu Tương Lam kỳ Bố chính sứ[3], có kế thê Y Nhĩ Căn Giác La thị, đây là thông tin mà tạp đương ghi về gia thế của Trân tần. Đến đây, từng có suy luận rằng Trân tần cùng Thường phi là chị em ruột trong cùng một gia tộc. Tuy vậy, tài liệu ghi rất rõ Dung Hải chỉ có ba con gái, 2 người kia đều không nhập cung, duy chỉ có vị út là "Thọ Khang cung Thường tần" mà thôi. Điều này tăng thêm căn cứ rằng, Trân tần và Thường phi là một người[4].